Mỹ đẩy hàng trăm nghìn tấn hàng hóa vào Việt Nam với thuế siêu thấp: Một ngành xuất khẩu âm thầm hóa ‘vàng mềm’
(NS) - Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu vào Việt Nam với giá rẻ và thuế chỉ 5%, tạo cơ hội để ngành nhựa Việt Nam tăng sức cạnh tranh, xuất khẩu sản phẩm đến hơn 160 quốc gia toàn cầu.
Mỹ tăng cường đưa hàng trăm nghìn tấn hàng quan trọng vào Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tạo ra sản phẩm được nửa thế giới tranh mua
Mặt hàng tỷ đô này của Việt Nam đã phủ sóng hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhựa (chất dẻo nguyên liệu) của Việt Nam trong tháng 4/2025 đạt 800.576 tấn, trị giá gần tương đương 1,06 tỷ USD. So với tháng trước đó, lượng nhập khẩu giảm 2,5% và kim ngạch giảm 2,3%.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng lượng nhựa nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam đạt 3,08 triệu tấn, với trị giá lên tới 4,09 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2024, con số này tăng 24,1% về lượng và 19,4% về kim ngạch.
Trong số các thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 833.506 tấn, trị giá 1,18 tỷ USD – chiếm 27% thị phần. Lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 39,6% và kim ngạch tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân đạt 1.419 USD/tấn, giảm nhẹ 0,8%.
Đứng thứ hai là Hàn Quốc, với 517.743 tấn và kim ngạch 727,49 triệu USD, tăng 31,9% về lượng và 33,4% về trị giá. Giá trung bình khoảng 1.404 USD/tấn, tăng 1% so với cùng kỳ.
Arab Saudi giữ vị trí thứ ba với 314.831 tấn chất dẻo nhập khẩu, tương đương 322,71 triệu USD, tăng 28,7% về lượng và 29,1% về kim ngạch. Giá trung bình đạt 1.025 USD/tấn, tăng 0,39%.
Đáng chú ý, Mỹ cũng nổi lên là một trong những quốc gia tăng mạnh xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu vào Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam nhập 313.756 tấn nhựa từ Mỹ, trị giá 346,12 triệu USD – tăng 41,13% về lượng và 40,67% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình từ Mỹ đạt 1.103 USD/tấn, giảm nhẹ 0,27%.
Chất dẻo – hay còn gọi là nhựa hoặc polymer – là loại nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất nhiều loại vật dụng phục vụ đời sống và nền kinh tế như điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp, xây dựng... Việc nhập khẩu được nguyên liệu nhựa với giá rẻ góp phần giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu.

Hiện Việt Nam có thể sản xuất các loại nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu từ các quốc gia như Arab Saudi, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia và Singapore.
Mỹ hiện là một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu nhựa quan trọng cho Việt Nam, đặc biệt là các loại như polyethylene (PE) và polypropylene (PP). Do Việt Nam và Mỹ chưa có hiệp định thương mại tự do song phương, nên hàng hóa từ Mỹ chủ yếu được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi, khoảng 5% đối với các loại PE, PP, PS và PVC.
Nhờ tận dụng tốt nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Mỹ, ngành nhựa Việt Nam đang dần vươn ra toàn cầu. Các sản phẩm nhựa "Made in Vietnam" hiện đã xuất khẩu tới hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc và các nước châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha...
Toàn ngành hiện có gần 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó khoảng 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam. Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị phần và duy trì đà tăng trưởng bền vững cho ngành nhựa xuất khẩu Việt Nam.